[Tin mới][6]

1
Cạo vôi răng
nâng mũi bọc sụn
Nâng mũi sline 3d fixed y
Nha khoa răng sứ
Niềng răng - Chỉnh nha
Phẫu thuật hàm & 3d clear
Phẫu thuật hàm hô móm
Răng khôn
Tẩy trắng răng
Thẩm mỹ căng da mặt
Thẩm mỹ khuôn mặt
Thẩm mỹ nâng mũi
Thẩm mỹ nụ cười
Thẩm mỹ tai
Thẩm mỹ viện hàn quốc
Thẩm mỹ vùng mắt
Trám răng
Trồng răng thẩm mỹ

Quy trình niềng răng hô tại nha khoa

Niềng răng hô sớm, nhất là khi ở trong độ tuổi vàng từ 13- 18 sẽ giúp bạn rút ngắn được thời gian đeo mắc cài. Vì lúc này cấu trúc răng còn chưa hoàn thiện, vẫn còn trong giai đoạn phát triển nên dễ nắn chỉnh và đem lại hiệu quả nhanh chóng hơn khi đã bước qua tuổi 18.

Quy trình niềng răng hô tại nha khoa-1

Thực hiện niềng răng hô khi nào?

Răng hô cũng là một dạng sai lệch khớp cắn khiến cho cung hàm không còn chuẩn, việc nghiền nát thức ăn chưa được phát huy hiệu quả tối đa, kéo theo hiện tượng lệch hàm, lệch mặt về lâu dài. Sau khi áp dụng chỉnh nha, khớp cắn cũng sẽ chuẩn hơn, cải thiện chức năng ăn nhai đáng kể, khuôn mặt vì thế cũng trở nên thon gọn, cân đối hơn. Phương pháp bọc răng sứ cho răng cửa bị hô nhẹ.


Hô răng hàm trên nên được khắc phục càng sớm càng tốt. Niềng răng hô là phương pháp điều trị hiệu quả tình trạng này và cho kết quả bền vững, lâu dài. Thẩm mỹ niềng răng hô hàm trên được thực hiện khi hàm dưới đã đạt chuẩn. Cấu trúc hàm dưới đảm bảo, các răng mọc ngay ngắn, chuẩn khớp cắn. Tuy nhiên, trên thực tế, khó có thể nhận định được chính xác tình trạng của hàm dưới nếu chỉ quan sát và cảm nhận bằng mắt thường. 


Thông thường, các bác sĩ khuyên khách hàng nên chỉnh nha đồng thời cả hai hàm. Bởi quá trình chỉnh nha diễn ra song song giữa hai hàm là điều kiện cần thiết để đảm bảo tính tương thích, cân đối khớp cắn và tính thẩm mỹ của toàn hàm. Nếu chỉ chỉnh nha một hàm trên khó tránh khỏi những sai lệch nhất định.

Quy trình niềng răng hô tại nha khoa-2

Quy trình niềng răng hô tại nha khoa

Để việc niềng răng hô hiệu quả nhất cần phải tiền hành các bước niềng răng hô theo đúng tiêu chuẩn, các khâu trong quy trình phải có sự nối tiếp ăn khớp với nhau. 


Bước 1: Bác sĩ thực hiện kiểm tra tình trạng răng hô một cách chính xác. Kết quả của việc kiểm tra xương hàm, chân răng chính là căn cứ để các bác sĩ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Bệnh nhân được chụp chiếu tổng thể, chiếu chụp chóp để nắm được các số liệu cụ thể cùng những tấm hình từ tổng quan đến những cái nhỏ nhất về cấu trúc khuôn mặt.


Bước 2: Từ những đánh giá chẩn đoán cũng như tình trạng cụ thể của bệnh nhân,nhà tiến hành điều trị tính sự vận động của răng sau khi đã gắn mắc cài, thời gian nào cần tăng thêm lực của các mắc cài…


Bước 3: Tiến hành thực hiện gắn các mắc cài lên răng của bệnh nhân, vị trí có thể là mặt lưỡi hoặc mặt răng phía ngoài đúng như phương pháp điều trị đã lựa chọn từ lúc ban đầu, sau khi đã thực hiện gắn mắc cài nha sĩ điều chỉnh tăng lực siết của mắc cài lúc đầu lực siết nhỏ hơn và tăng dần thêm trong thời gian điều trị sau đó.


Bước 4: Thông qua những lần bệnh nhân đến khám lại để giám sát kết quả dịch chuyển của răng. Trong mỗi lần như vậy, bác sĩ ghi lại các kết quả điều trị đã có ở hiện tại từ đó đánh giá và tiến hành các bước tiếp theo sao cho hợp lý nhất.


Bước 5: Khi chiếc răng đã đều và đẹp đấy cũng là lúc bác sĩ điều trị nhận ra đã đến thời điểm có thể gỡ bỏ các mắc cài đồng thời cũng chế tạo cho họ một chiếc hàm duy trì sự ổn định của răng trong thời gian xác định trước khi hoàn tất quá trình điều trị.


Khi kết thúc quá trình niềng răng hô, khách hàng đã có được 1 hàm răng đều đặn và không hô như trước nữa. Có thể sau đó, để răng quen dần với vị trí mới, ổn định, thích ứng với xương hàm, quý khách hàng được chỉ định đeo hàm duy trì trong một thời gian nhất định.

Start typing and press Enter to search