[Tin mới][6]

1
Cạo vôi răng
nâng mũi bọc sụn
Nâng mũi sline 3d fixed y
Nha khoa răng sứ
Niềng răng - Chỉnh nha
Phẫu thuật hàm & 3d clear
Phẫu thuật hàm hô móm
Răng khôn
Tẩy trắng răng
Thẩm mỹ căng da mặt
Thẩm mỹ khuôn mặt
Thẩm mỹ nâng mũi
Thẩm mỹ nụ cười
Thẩm mỹ tai
Thẩm mỹ viện hàn quốc
Thẩm mỹ vùng mắt
Trám răng
Trồng răng thẩm mỹ

Nâng khớp cắn như thế nào? Áp dụng khi nào?

Nâng khớp cắn như thế nào? Với sự phát triển của ngành nha khoa hiện nay, đã có nhiều phương pháp chỉnh nha ra đời, giúp khắc phục nhược điểm của rang hiệu quả. Bên cạnh niềng răng, phẫu thuật hàm thì nâng khớp cắn cũng là phương pháp điều chỉnh hàm được ưa chuộng. Cùng tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây. 

Nâng khớp cắn như thế nào? 

Nâng khớp cắn là phương pháp được thực hiện song song với niềng răng mắc cài. Nâng khớp cắn bao gồm việc đặt các bệ bằng vật liệu tổng hợp lên các răng hàm hoặc mặt sau răng cửa. Các vật thể này được chèn vào bề mặt tiếp xúc của khớp cắn với mục đích ngăn hai hàm cắn lại hoàn toàn.

Có nhiều lý do khác nhau để thực hiện nâng khớp cắn như thế nào, nhưng chủ yếu là giảm áp lực mà hàm dưới phải chịu do các khớp cắn sâu hoặc khớp cắn chéo. Trong các trường hợp nặng, áp lực này có thể gây hư hại cho gọng niềng và men răng. 
Nâng khớp cắn như thế nào? Áp dụng khi nào?-1
Sai khớp cắn gây khó chịu cho người bệnh*

Đối tượng cần nâng khớp cắn

Là một phương pháp bổ trợ cho việc đeo niềng răng mắc cài, nâng khớp cắn giúp mở khớp hàm, thúc đẩy sự dịch chuyển của các răng, rút gọn thời gian chỉnh nha.

Khớp cắn sâu

Khớp cắn sâu là sai lệch khớp cắn phổ biến ở người trưởng thành, gây mất cân xứng giữa 2 hàm. Dấu hiệu nhận biết cơ bản của khớp cắn sâu là tình trạng các răng cửa hàm trên bao trùm các răng cửa hàm dưới. 

Khớp cắn sâu gây cảm giác khó chịu cho người niềng răng, đồng thời ngăn cản các răng hàm dưới dịch chuyển về vị trí cân đối. Nguyên do là vì mặt sau của răng cửa hàm trên cọ xát vào gọng niềng kim loại hàm dưới. Khi đặt các cục nâng khớp cắn sẽ giảm bớt áp lực của hàm trên, bảo vệ gọng niềng và nâng cao hiệu quả chỉnh nha.

Khớp cắn chéo

Dấu hiệu thể hiện rõ rệt nhất của khớp cắn chéo là việc các nhóm răng hàm trên dưới bị xô lệch, không cân xứng. Bên cạnh đó, nếu từ chóp mũi xuống khe giữa 2 răng cửa không tạo thành một đường thẳng, bị gấp.

Nếu không thể phân biệt được rõ rệt hàm trên có bao ra ngoài hàm dưới hay không, thì khả năng cao răng của bạn thuộc diện khớp cắn chéo. Khớp cắn này ảnh hưởng đến quá trình tạo lực khi ăn nhai, tạo ra tác động không tốt đến các mắc cài của niềng răng.

Bên cạnh các thông tin về nâng khớp cắn như thế nào ở trên, người bệnh cũng cần lưu ý một số điều sau:

- Có thể dùng các loại thuốc chống viêm nếu cần. Nên hạn chế sử dụng thực phẩm cứng, dai, dẻo, có lượng đường cao. 

- Điều trị nâng khớp cắn đòi hỏi việc giữ gìn vệ sinh răng miệng thường xuyên. Tốt nhất là sau mỗi lần ăn nên đánh răng và súc miệng diệt khuẩn.

- Nên kiểm tra các bệ nâng hàm mỗi ngày. Phòng trường hợp các bệ bị lệch hoặc rớt ra khỏi vị trí. Khi bệ nong hàm bị tách rời, liên lạc với nha sĩ càng sớm càng tốt để đặt lịch hẹn gắn lại.

Nâng khớp cắn như thế nào trong nha khoa phải được các bác sĩ có chuyên môn cao thực hiện, bạn cần đến cơ sở uy tín để tiến hành thăm khám và áp dụng hiệu quả. 

Ngavvt

Start typing and press Enter to search